Kiểm định cân kỹ thuật ĐLVN 16:2009
Trong quá trình sử dụng cân kỹ thuật quí khách có nhu cầu kiểm định, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Hãng CÂN ĐIỆN TỬ THỊNH PHÁT có trụ sở chính tại số 57 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh điện thoại (028) 62.888.666 đi động có Zalo 0915.999.111 hoặc 0908.444.000
Thông tin chi tiết
Kiểm định cân kỹ thuật là gì: Kiểm định cân kỹ thuật là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của cân phân tích theo yêu cầu kỹ thuật đo lường ĐLVN16:2009 do tổng cục đo lường chất lượng ban hành năm 2009.
Cân kỹ thuật sau khi kiểm định xong phải được dán tem kiểm định trên cân, vị trí dán tem phải dễ nhìn, dễ nhận diện, trên tem kiểm định phải có chữ "N---" N là ký hiệu của cơ quan kiểm định do nhà nước chỉ định được cấp phép hoạt động kiểm định, Phải ghi tháng và năm kiểm định kế tiếp, nghĩa là thời hạn kiểm định kế tiếp, và phải cấp giấy chứng nhận kiểm định cho đơn vị sử dụng.
Cân phân tích và cân kỹ thuật - Quy trình kiểm định Analitycal and technical balances - Verification procedure
1 Phạm vi áp dụng.
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa đối với cân phân tích và cân kỹ thuật có mức cân lớn nhất không giới hạn và giá trị độ chia kiểm e ≥ 1 mg.
2 Giải thích từ ngữ.
Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:
2.1 Cân phân tích là cân không tự động cấp chính xác đặc biệt (cấp chính xác I theo phân loại của OIML R76, còn gọi là cấp chính xác 1).
2.2 Cân kỹ thuật là cân không tự động cấp chính xác cao (cấp chính xác II theo phân loại của OIML R76, còn gọi là cấp chính xác 2).
2.3 Cân phân tích và cân kỹ thuật sau đây được gọi tắt là cân.
2.4 Giá trị độ chia (viết tắt là d) là giá trị thể hiện bằng đơn vị đo khối lượng của:
- Hiệu số giữa 2 giá trị tương ứng 2 vạch chia liên tiếp ở cân cơ khí; hoặc
- Hiệu số giữa 2 giá trị chỉ thị liên tiếp ở cân điện tử.
2.5 Giá trị độ chia kiểm (viết tắt là e) là giá trị thể hiện bằng đơn vị đo khối lượng dùng để phân loại và kiểm định cân.
2.6 Mức cân lớn nhất (viết tắt là Max) là khả năng cân lớn nhất không tính đến khả năng trừ bì của cân.
2.7 Mức cân nhỏ nhất (viết tắt là Min) là mức tải mà khi cân vật nhẹ hơn nó có thể bị sai số tương đối quá lớn.
2.8 Số lượng độ chia kiểm (viết tắt là n) là tỷ số giữa mức cân lớn nhất và giá trị độ chia kiểm.
2.9 Độ động (tại một mức cân) của cân là khả năng phản ứng của cân đối với sự thay đổi nhỏ của tải trọng.
2.10 Độ lặp lại (tại một mức cân) là chênh lệch lớn nhất của nhiều lần cân cùng một tải trọng trong cùng điều kiện đo.
2.11 Sai số cho phép lớn nhất (tại một mức cân, viết tắt là mpe) là chênh lệch lớn nhất theo quy định giữa giá trị chỉ thị của cân và giá trị tương ứng xác định bằng quả cân chuẩn tại mức cân đó.
Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Nơi kiểm định phải khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ làm việc được nhà sản xuất cân quy định. Biến động nhiệt độ cần nằm trong giới hạn ± 2 ºC đối với cân phân tích và ± 5 ºC đối với cân kỹ thuật.
- Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (gió, nhiệt, điện từ trường, điện áp lưới, .v.v.) không làm sai lệch kết quả kiểm định.
- Bàn đặt cân phải vững chắc, đảm bảo cân không bị ảnh hưởng bởi các nguồn rung động.
Chuẩn bị kiểm định
- Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
- Làm sạch vị trí đặt cân, bên trong và bên ngoài buồng cân;
- Kiểm tra độ thăng bằng, nếu thấy cần thiết điều chỉnh lại cho cân ngay ngắn, cân bằng;
- Bật nguồn để sấy máy đối với cân điện tử tối thiểu 30 phút hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Mở cửa buồng cân để cân bằng nhiệt độ giữa không gian bên trong và bên ngoài;
- Đặt các quả cân chuẩn cạnh cân cần kiểm định, ổn định nhiệt độ đối với các quả cân chuẩn trong thời gian không nhỏ hơn giá trị quy định trong bảng 3.
Mẫu giấy chứng nhận kiểm định cân kỹ thuật.
Tài liệu kỹ thuật